Tuyển Việt Nam: Một tiếng thở dài cho thất bại đáng tiếc!
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức theo dõi sát diễn biến và có dự báo chuyên ngành về nguồn nước, chất lượng nước và nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn để cung cấp thông tin cho các địa phương và người dân. Đồng thời cũng cần chủ động chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với diễn biến thực tế tại từng thời điểm, từng khu vực. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương và UBND cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo vận hành linh hoạt, hiệu quả các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, các hệ thống thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, tối ưu nguồn tài nguyên nước.Bình Định và Viettel hợp tác chuyển đổi số
Trưa 9.1, trên giường bệnh, Xuân Son phấn khởi cầm trên tay Huân chương Lao động hạng ba do Chủ tịch nước trao tặng. Anh là 1 trong số 6 cầu thủ của đội tuyển Việt Nam được nhận phần thưởng đặc biệt này, sau thành tích xuất sắc giành HCV AFF Cup. Xuân Son bày tỏ dòng trạng thái bằng tiếng Việt: Tuyệt vời!Theo chẩn đoán của các bác sĩ thuộc bệnh viện Vinmec, Xuân Son cần khoảng 9 tháng để hồi phục và trở lại sân cỏ. Đây là khoảng thời gian không ngắn với các cầu thủ chuyên nghiệp, thế nên đây cũng là thử thách cho những người gặp chấn thương. Trước Xuân Son, có những đồng nghiệp rất nổi tiếng cũng từng rơi vào hoàn cảnh tương tự, họ cũng gãy chân sau những pha va chạm kinh hoàng trên sân cỏ, nhưng sau đó họ hồi phục và thi đấu rất tốt, giành lấy những vinh quang tiếp theo trong sự nghiệp.Nổi bật nhất trong số những cầu thủ nội từng bị gãy chân và quay trở lại là tiền vệ Đỗ Hùng Dũng. Cựu tuyển thủ quốc gia gặp chấn thương rất nặng trong 1 trận đấu thuộc giải V-League vào năm 2021. Năm đó, sau pha va chạm với tiền vệ Hoàng Thịnh trong trận đấu trên sân Thống Nhất, giữa 2 đội TP.HCM và Hà Nội FC, Hùng Dũng bị gãy chân.Khoảng 8 tháng sau ngày chấn thương, Đỗ Hùng Dũng quay lại sân tập của Hà Nội FC vào tháng 11.2021. Đầu mùa giải V-League 2022, Hùng Dũng trở lại thi đấu, sau khoảng 1 năm rời xa sân đấu chuyên nghiệp. Cầu thủ này thi đấu tốt sau thời gian dưỡng thương, được gọi trở lại đội tuyển Việt Nam tham dự AFF Cup 2022. Năm đó, đội bóng của HLV Park Hang-seo lọt vào đến trận chung kết.Dưới thời HLV Philippe Troussier (người Pháp), Hùng Dũng tiếp tục là trụ cột, mang băng thủ quân của đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2023 (diễn ra đầu năm 2024) và vòng loại thứ 2 World Cup 2026. Chỉ tiếc rằng giai đoạn đội tuyển Việt Nam được dẫn dắt bởi HLV Troussier là giai đoạn đội tuyển Việt Nam nói chung thi đấu không thành công, chứ bản thân Hùng Dũng không hề chơi kém trong khoảng thời gian trở lại sân cỏ sau chấn thương.Trên bình diện quốc tế, cựu tuyển thủ Tây Ban Nha Cesc Fabregas từng chấn thương rất nặng vào các năm 2008 và 2010, khi anh còn khoác áo Arsenal (Anh). Lần đầu là khi anh va chạm với đồng hương Xabi Alonso khi Arsenal đối đầu với Liverpool tại giải Ngoại hạng Anh, lần thứ nhì Cesc Fabregas bị gãy chân trong trận đấu giữa Arsenal với CLB Barcelona (Tây Ban Nha) tại UEFA Champions League.Những chấn thương này khiến sự nghiệp cầu thủ của Cesc Fabregas có những lúc bị gián đoạn. Anh buộc phải nghỉ nhiều tháng, phải trải qua quá trình phẫu thuật và hồi phục căng thẳng trước khi trở lại sân cỏ. Tuy nhiên, sau khi quay lại với bóng đá đỉnh cao, ngôi sao người Tây Ban Nha vẫn kéo dài sự nghiệp thi đấu của mình đến tận năm 2023. Trong khoảng thời gian sau đó, anh khoác áo thêm nhiều CLB lớn tại châu Âu sau ngày chấn thương, như Barcelona (2011 – 2014), Chelsea (Anh, 2014 – 2019), Monaco (2019 – 2022).Những trường hợp của Đỗ Hùng Dũng hay Cesc Fabregas sẽ tiếp thêm động lực cho Xuân Son trên hành trình trở lại sân cỏ. Điều quan trọng đối với tân vua phá lưới AFF Cup 2024, ở chỗ quá trình hồi phục của cầu thủ này diễn ra như thế nào, từ khâu chăm sóc y tế, vật lý trị liệu cho đến vấn đề dinh dưỡng.Trước đó, bác sĩ Trần Trung Dũng (người trực tiếp mổ cho Xuân Son) của Bệnh viện Vinmec, nơi Xuân Son đang điều trị, dành lời tâm huyết cho cầu thủ của đội tuyển Việt Nam: "Thể trạng của Xuân Son là thể trạng của người phương Tây, rất dễ tăng cân. Vì thế, chỉ cần Xuân Son giảm cường độ tập luyện, anh sẽ tăng cân rất nhanh, từ khoảng 90 kg hiện tại, cầu thủ này có thể vượt qua con số 100 kg khá nhanh.Vì thế, ca phẫu thuật mới chỉ là 1/10 quãng đường trở lại sân cỏ của Xuân Son trong thời gian tới. Sẽ có rất nhiều khó khăn cho Xuân Son ở những ngày phía trước. Xuân Son phải duy trì, kiểm soát cân nặng của bản thân. Cầu thủ này phải kiên trì tập hồi phục. Quá trình tập hồi phục cũng phù hợp với từng giai đoạn khác nhau, gồm giai đoạn chưa liền xương và đã liền xương. Rồi ngay ở giai đoạn liền xương cũng chia ra làm 2 phần khác nhau: giai đoạn mới liền xương, xương chưa chắc chắn và giai đoạn xương đã liền chắc. Mỗi giai đoạn phải có những bài tập khác nhau".Với cầu thủ giàu tính chuyên nghiệp và giàu nghị lực như Xuân Son, người hâm mộ luôn tin rằng sẽ anh sẽ hồi phục tốt, để các cổ động viên lại được thấy anh tỏa sáng trên sân cỏ trong thời gian sắp tới.
Rộ tin Hoa hậu Ý Nhi bí mật kết hôn
Tối 18.2, lãnh đạo Công an H.Phú Hòa (Phú Yên) cho biết thông tin về vụ bắt cóc trẻ em tại địa phương đang lan truyền trên mạng xã hội chỉ là sự hiểu nhầm, đồng thời bác bỏ tin đồn không đúng sự thật về vụ bắt cóc này.Chiều cùng ngày, mạng xã hội Facebook lan truyền thông tin về một vụ bắt cóc trẻ xảy ra trên địa bàn xã Hòa Trị (H.Phú Hòa).Theo thông tin xác minh của lực lượng công an, vào lúc 13 giờ 30 ngày 18.2, chị Lê Thị Bé Vàng (ở xã Hòa Quang Bắc, H.Phú Hòa) đi taxi đến cống chui ở xã Hòa Trị để đón xe khách đi tỉnh Bình Định. Khi đứng đón xe, chị Vàng phát hiện chưa lấy điện thoại đang sửa ở tiệm nên gọi chủ tiệm đến đưa. Sau đó, chủ tiệm nhờ anh Lê Tuấn Anh đem điện thoại đến cho chị Vàng.Khi đến nơi, chị Vàng đau bụng nên nhờ anh Anh trông bé H.H.T.D (3 tuổi, con của chị Vàng). Thấy bé D. đu chân và nói "ú ớ" nên anh Anh nghi ngờ chị Vàng bắt cóc trẻ em và đưa bé D. đến Công an P.5, TP.Tuy Hòa để trình báo.Nguyên gây ra sự hiểu nhầm trên là do chị Vàng và anh Tuấn Anh không biết nhau trước đó. Hiện cơ quan chức năng đang củng cố hồ sơ, mời những tài khoản lan truyền tin thất thiệt để xử lý.Công an H.Phú Hòa khuyến cáo người dân cần cẩn trọng khi tiếp nhận và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, tuân thủ các quy định của pháp luật để tránh gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.
Từ sớm tinh mơ mùng 3 tết, tại bãi biển Sa Huỳnh, những bô lão trong Ban tế tự vạn chài Thạch Bi và nhiều ngư dân P.Phổ Thạnh tề tựu tại lăng thờ thần Nam Hải để chuẩn bị cho lễ hội ra quân nghề cá. Mâm cỗ được thành kính dâng lên ban thờ, hương trầm thơm ngát thoảng bay trong gió xuân se lạnh. Cụ Nguyễn Sáu, Trưởng ban tế tự vạn chài lầm rầm khấn nguyện cầu cho sóng yên, biển lặng, ngư dân đánh bắt được nhiều cá tôm, lẫn với tiếng chuông ngân nga trong sương sớm. Mọi người lần lượt dâng nén hương thơm lên bàn thờ thần Nam Hải cầu mong được chở che vượt qua hiểm nguy khi lênh đênh trên sóng nước. Sau đó, các bậc cao niên trong vạn chài mang lễ vật chèo thúng chai sang thắp hương khấn cầu Thiên Y A Na tại ngôi miếu thờ nằm ở phía bắc cửa biển Sa Huỳnh. Tại lễ ra quân nghề cá năm mới, chật kín người náo nức chờ xem lễ hội cầu ngư. Đây là lễ hội truyền thống trao truyền qua bao đời của cư dân ven biển Sa Huỳnh. Họ diện những bộ quần áo mới với gương mặt rạng ngời, tươi cười chúc nhau gặp nhiều may mắn. "Lễ cầu ngư đối với ngư dân nơi đây thiêng liêng lắm. Vậy nên cứ đến mùng 3 tết là chúng tôi cùng chính quyền tổ chức lễ hội để cầu mong xóm làng yên lành, cuộc sống đủ đầy; khấn vái Ông Nam Hải phù hộ cho sóng yên biển lặng, đánh bắt được nhiều cá tôm. Hầu hết người dân các làng chài cùng con em sinh sống phương xa về quê đón tết đến xem và chung vui...", cụ Lê Ơi cho biết.Đội múa hát sắc bùa với lời ca mượt mà cùng điệu múa uyển chuyển làm mê đắm lòng người. Nội dung bài hát cầu chúc ngư dân đánh bắt được nhiều cá tôm, mong trời yên, biển lặng và là lời nhắn nhủ đoàn kết, giúp nhau vượt qua nguy nan. Tiếp đến là đội hò bả trạo gồm 16 người. Họ hát múa, mô phỏng những động tác khi đang đánh bắt trên biển: chèo thuyền, buông và kéo lưới… Cách nơi diễn ra lễ hội vài trăm mét có nhiều tàu cá trang hoàng lộng lẫy neo đậu trước giờ xuất phát. Gần 10 giờ sáng, tiếng loa gióng giả từ lễ đài hòa cùng những hồi trống thúc giục lòng người. Tàu cá QNg 94217 TS của ngư dân Kiều Vương dẫn đầu lướt trên sóng nước hướng ra đại dương qua cửa biển Sa Huỳnh lộng gió. Hàng chục tàu cá tiếp nối xuất bến vươn ra biển khơi giữa tiếng hò reo cổ vũ của người dân chen kín trên bờ.Khi tàu đến trước miếu thờ thần, ngư dân đứng tuổi bước đến phía trước thành kính khấn nguyện. Ra khỏi cửa biển, con tàu lượn vòng tròn như vẫy chào tạm biệt đất liền và cầu tài lộc cho cả năm làm ăn thuận lợi."Đây là lễ hội truyền thống lâu đời, cầu mong mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, bà con ra khơi đánh bắt được mùa tôm cá. Năm 2024, nhờ có những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước nên ngư dân mạnh dạn đầu tư sắm ngư cụ, cải hoán, sửa chữa tàu thuyền vươn khơi bám biển, đánh bắt đạt khá...", cụ Nguyễn Sáu cho hay.P.Phổ Thạnh có 1.075 tàu cá với gần 8.000 ngư dân tham gia đánh bắt hải sản trên biển. Trong đó, có khoảng 700 tàu công suất lớn khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Năm 2024, sản lượng hải sản khai thác của ngư dân P.Phổ Thạnh được trên 54.000 tấn, đạt hơn 103% so với chỉ tiêu đề ra. "Chúng tôi vận động ngư dân nêu cao tinh thần đoàn kết, ra sức lao động sản xuất, chung tay bảo vệ môi trường biển, khai thác thủy sản hợp lý và bền vững, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho thế hệ mai sau. Chính quyền phường sẽ vận động ngư dân tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong việc sản xuất và thu nhập...", ông Nguyễn Viết Thanh, Chủ tịch UBND P.Phổ Thạnh, nói.
Chiếm dụng trạm chờ xe buýt để bán hàng
Trong đó, Công ty TNHH sản xuất Sweet Land-Tex hoạt động trong lĩnh vực dệt nhuộm có đường ống thoát nước sinh hoạt từ tầng 2 đang chảy vào hố ga thoát nước mưa và có 1 đường ống trực tiếp xả vào hệ thống thoát nước mưa.